Trải qua một thời gian sử dụng, sàn đá thường mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó do bị trầy xước, bám bẩn và mất đi độ sáng. Để khôi phục lại sự lấp lánh của sàn, không thể thiếu các thao tác đánh bóng định kỳ. Quy trình đánh bóng sàn đá không chỉ đem lại vẻ đẹp mới mẻ mà còn bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của sàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước cụ thể, kỹ thuật chuyên nghiệp làm sạch và đánh bóng sàn đá một cách hoàn hảo. Nhằm tái tạo lại vẻ đẹp của sàn đá, mang lại không gian sống đẳng cấp.
Tại sao cần đánh bóng sàn đá?
Bề mặt không đồng đều của đá khiến ánh sáng không thể phản chiếu đều trên toàn bộ diện tích. Dẫn đến việc sàn đá trở nên mờ mịt và thiếu sáng bóng. Nguyên nhân chính gây ra sự không đồng đều này thường là do sự tích tụ của bụi bẩn, cát, sạn và các vật liệu khác trên bề mặt đá. Những vết xước nhỏ, vết nứt cũng làm mất đi sự đồng đều và độ sáng tự nhiên của sàn. Khiến nó trở nên xỉn màu và không hấp dẫn.
Để khắc phục tình trạng này, việc đánh bóng sàn đá là hết sức cần thiết. Không chỉ giúp tái tạo lại vẻ đẹp sáng bóng ban đầu, mà việc đánh bóng còn mang lại một cảm giác sang trọng và hiện đại cho không gian. Hơn nữa, việc bảo dưỡng sàn đá cũng giúp bảo vệ bề mặt khỏi những tác động tiêu cực từ việc sử dụng hàng ngày, như trầy xước và hao mòn.
Phân biệt các loại sàn đá cần đánh bóng
Mỗi loại đá mang đặc tính riêng, do đó, quy trình đánh bóng sàn đá của từng loại cần được tiến hành theo phương pháp đặc biệt để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bề mặt đá.
Đá Marble
Đá Marble, hay còn gọi là đá cẩm thạch, là sản phẩm biến chất từ đá vôi. Có cấu trúc không phân lớp và chủ yếu bao gồm canxit. Với tính chất mềm mại và hấp thụ nước, đá Marble thường có độ bóng thấp. Mặt kháng xước kém, dễ vỡ, khiến cho quá trình thi công trở nên khó khăn hơn.
Để đạt hiệu quả đánh bóng cao nhất, nên xác định loại đá Marble (tự nhiên hay nhân tạo). Nếu là đá tự nhiên, cần sử dụng hóa chất đánh bóng và chất chống thấm chuyên dụng. Để bảo vệ bề mặt đá sau này.
Đá Granite
Đá Granite (đá hoa cương) – loại đá được hình thành từ sự biến chất của đá vôi, đá dolomit hay đá carbonate. Với cấu trúc ruột không chứa khí nén, đá Granite ít bị thấm nước, có độ bóng cao và khả năng chịu xước thấp do tính chất cứng cáp và chắc chắn của nó. Quá trình đánh bóng đá Granite không có sự khác biệt quá lớn so với việc xử lý đá Marble. Với tính chất cứng cáp, quá trình này thường dễ dàng hơn và ít cần đến nhiều lưu ý như đối với đá Marble.
Sàn đá công nghệ SPC
Sàn đá công nghệ SPC là một lựa chọn hiện đại và tiện lợi cho không gian sống và làm việc. Được chế tạo từ thành phần bột trắng đá vôi CACO3 kết hợp với nhựa nguyên sinh PVC. Với cấu trúc 5 lớp chắc chắn. Sàn đá SPC không chỉ đem lại độ bóng cao mà còn có khả năng chống trầy xước, chống cong vênh, và trơn trượt hiệu quả.
Để duy trì độ bóng và tính thẩm mỹ của sàn, nên thực hiện vệ sinh một cách cẩn thận. Trong quá trình vệ sinh, không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng bề mặt sàn. Thay vào đó, nên sử dụng các dụng cụ mềm để loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn. Điều này giúp bảo quản và duy trì độ sáng bóng của sàn đá SPC một cách hiệu quả.
Quy trình đánh bóng sàn đá
Việc làm sạch, đánh bóng sàn đá đòi hỏi quy trình cụ thể để đảm bảo kết quả tốt nhất. Khác với các vật liệu khác, việc làm sạch và đánh bóng sàn đá đòi hỏi sự cẩn thận và hiểu biết đặc biệt. Để tránh gây ra trầy xước.
Bước 1: Chuẩn bị
Kiểm tra và dọn: Kiểm tra diện tích sàn đá cần làm sạch và đánh bóng. Sau đó, dọn dẹp khu vực này, di chuyển đồ đạc và vật dụng ra khỏi vị trí làm việc.
Loại bỏ bụi bẩn: Quét dọn và loại bỏ bụi bẩn, đất cát bám trên sàn đá. Nhằm giúp cho quá trình đánh bóng diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Chuẩn bị dụng cụ: Đảm bảo có đầy đủ các thiết bị như máy hút bụi, máy đánh bóng, và hóa chất cần thiết để thực hiện công việc vệ sinh và đánh bóng sàn đá.
Bước 2: Nhận định tình trạng bề mặt đá
Đánh giá chính xác tình trạng của bề mặt đá nhằm chọn lựa phương pháp xử lý thích hợp. Bạn tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tình trạng cũng như mức độ hư hại của sàn.
Nếu sàn đá bị nứt, vỡ, hoặc mẻ, các khu vực này sẽ được xác định và tiến hành phá bỏ để lát lại đá một cách chính xác và an toàn.
Đối với các vết mạch chít bị đen và bám bẩn, việc loại bỏ chúng là cần thiết. Sử dụng keo chà ron – loại keo chuyên dụng để tạo ra các mạch chít mới sẽ là phương pháp hiệu quả để tái tạo bề mặt đá.
Bước 3 – Đánh bóng sàn bằng hóa chất chuyên dụng
Mỗi loại sàn đá sẽ yêu cầu một loại hóa chất đánh bóng phù hợp. Sau khi đã lựa chọn được hóa chất thích hợp, quá trình đánh bóng sẽ được tiến hành.
Khởi động các máy móc cần thiết bao gồm máy chà và máy rửa sàn. Cần thực hiện một cách kỹ lưỡng. Từng khu vực sẽ được xử lý một cách tỉ mỉ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Sau khi chà sàn, hóa chất chuyên dụng sẽ được phun lên bề mặt đá và đội ngũ sẽ sử dụng máy đánh bóng để làm sạch sàn nhà. Việc này sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào công suất mạnh mẽ của máy đánh bóng.
Quy trình đánh bóng sàn đá sẽ được thực hiện từ từ và cẩn thận. Đảm bảo không gây ra bất kỳ tổn thất nào cho bề mặt đá. Đồng thời mang lại kết quả sáng bóng như gương như mong đợi.
Bước 4 – Chống thấm cho sàn
Sau khi hoàn thành quy trình đánh bóng sàn đá, chống thấm là bước không thể thiếu để bảo vệ sàn đá và kéo dài tuổi thọ của nó. Thợ thi công sẽ dùng hóa chất chống thấm để ngăn chặn bụi bẩn và nước thấm vào trong mạch của sàn đá.
Sử dụng miếng phủ thấm chuyên dụng hoặc áp dụng cách sử dụng cây lăn. Cả hai phương pháp đều giúp việc chống thấm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bước 5 – Vệ sinh lại sàn
Lau chùi và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn cũng như hóa chất còn sót lại trên bề mặt sàn.
Bước 6 – Kiểm tra lại toàn bộ sàn và thu dọn các dụng cụ
Thu dọn toàn bộ thiết bị và hóa chất sử dụng trong quá trình đánh bóng. Tiếp theo kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ khu vực đã được đánh bóng. Điều này đảm bảo rằng công trình được hoàn thành một cách hiệu quả.
Lưu ý trong quy trình đánh bóng sàn đá
Để đảm bảo quá trình đánh bóng sàn đá diễn ra một cách hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Các định vị trí chà sàn: Cần phải bắt đầu chà sạch sàn từ vị trí ở trong cùng và tiến dần ra vị trí ở ngoài cùng. Nhằm đảm bảo rằng mọi khu vực trên sàn đều được xử lý đồng đều và kỹ lưỡng.
Đánh bóng sàn định Kỳ: Trong trường hợp của các tòa nhà lớn, khu trung tâm thương mại, hay hành lang, cần đánh bóng sàn đá định kỳ. Thường là mỗi 6 tháng một lần. Điều này cần thiết để đảm bảo sàn đá luôn giữ được vẻ đẹp sáng bóng. Đồng thời ngăn chặn bụi bẩn tích tụ và duy trì môi trường an toàn cho mọi người.
Bảo dưỡng sàn đá sau khi thực hiện quy trình đánh bóng
Sử dụng tấm thảm trải sàn ngăn chặn bụi bẩn và mảnh vụn xâm nhập vào nhà. Thảm nên được đặt ở các vị trí trong và ngoài cửa ra vào nhà, dưới các món đồ nội thất có thể gây xước cho sàn đá.
Thảm trải sàn không thể loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn. Vì vậy, trong việc bảo dưỡng sàn đá, nên quét bụi 1-2 lần/ngày. Đặc biệt là ở các khu vực có nhiều hoạt động.
Để duy trì sàn đá trong tình trạng tốt nhất, việc lau ướt là điều không thể thiếu. Khi thực hiện lau chùi, nên sử dụng chất tẩy rửa trung tính (độ pH khoảng 7). Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa có tính axit cao hoặc chất tẩy đa năng. Vì chúng có thể làm mất đi độ sáng bóng của sàn đá.
Việc sàn đá mất đi độ sáng không có nghĩa là nó đã bị hỏng hoặc hủy hoại. Thực tế, tất cả các loại sàn đá đều cần phải được phục hồi đều đặn. Quy trình này có thể được thực hiện hàng năm hoặc mỗi 5 năm một lần.
Tổng kết
Quy trình đánh bóng sàn đá không chỉ là việc làm tăng vẻ đẹp mà còn là bước quan trọng trong việc bảo dưỡng và bảo vệ bề mặt đá. Bằng cách tuân thủ các quy trình và sử dụng dụng cụ phù hợp, chúng ta có thể đạt được kết quả tối ưu. Mang lại cho không gian sống và làm việc của chúng ta sự sang trọng và chất lượng. Hãy lưu ý và thực hiện đúng hướng dẫn để sở hữu sàn đá sáng bóng, bền đẹp như mới.