Sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp là hai lựa chọn phổ biến cho việc lắp đặt sàn nhà, nhưng bạn đang phân vân không biết nên chọn loại nào phù hợp hơn. Để giúp bạn có quyết định đúng đắn, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp dựa trên các yếu tố quan trọng như khả năng chống nước, độ bền cũng như vấn đề an toàn. Bằng cách tìm hiểu sự khác biệt và ưu điểm của từng loại sàn, bạn sẽ có thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp để khám phá lựa chọn tốt nhất cho không gian của bạn.
Khái quát về sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là một loại sàn tổng hợp được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên. Các mảnh gỗ thừa được xay nhỏ và kết hợp với các chất để tạo thành tấm ván sàn. Nhờ vào công nghệ sản xuất tiên tiến, kết quả cuối cùng là những tấm ván sàn nhân tạo với vẻ đẹp gần như tương đương với sàn gỗ tự nhiên. Sự phát triển này đã giải quyết vấn đề khan hiếm gỗ tự nhiên. Mở ra nhiều lựa chọn mới và hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng.
Sàn nhựa hèm khóa SPC là thế hệ ván sàn thông minh mới nhất. Còn được gọi là sàn đá công nghệ SPC. Điểm đặc biệt của nó nằm ở cấu tạo lớp cốt. Với thành phần chính là bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC. Sản phẩm này kế thừa những ưu điểm của sàn nhựa và khắc phục các nhược điểm của các loại sàn truyền thống khác.
Đặc điểm chung của sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp và sàn đá công nghệ SPC có đặc điểm chung là cả hai đều có sự đa dạng về màu sắc, thiết kế và họa tiết vân gỗ hấp dẫn, mang lại sự sang trọng và tinh tế cho không gian lắp đặt. Với một loạt các tùy chọn tone màu từ ấm đến lạnh, cả hai đều mô phỏng chân thực các vân gỗ tự nhiên có giá trị cao. Điều này cho phép bạn lựa chọn sàn một cách linh hoạt hơn.
Cả hai loại sàn đều có độ bền cao và dễ dàng lắp đặt nhờ vào hệ thống hèm khóa thông minh. Cả sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa đều có khả năng lát thẳng, lát xương cá và lát hình học, tùy theo sở thích của bạn.
So sánh sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp
Sàn đá công nghệ SPC và sàn gỗ công nghiệp là hai lựa chọn phổ biến trong việc lựa chọn vật liệu sàn nhà. Tuy cả hai có những ưu điểm chung, nhưng cũng có sự khác biệt quan trọng. Hãy cùng so sánh và tìm hiểu về sự khác nhau giữa sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp.
Thành phần cấu tạo
Sàn đá công nghệ SPC có cấu trúc thông minh với 5 lớp chính:
- Lớp phủ UV: Được gia cố bằng lớp sơn phủ UV. Bảo vệ sàn khỏi tác động mạnh, kháng tia UV, dễ dàng làm sạch.
- Lớp chống xước: Lớp này giúp giảm tác động từ các lực bên ngoài. Bảo vệ bề mặt khỏi mài mòn và trầy xước, đồng thời giúp tránh trơn trượt hiệu quả.
- Lớp film hoa văn: Đây là lớp tạo nên phong cách đẳng cấp của sàn đá công nghệ SPC.
- Lớp lõi: Đây là chìa khóa giúp sàn đá công nghệ SPC kháng nước 100%, không bị cong vênh hoặc co ngót, và không cháy lan.
- Lớp đế lót: Tích hợp lớp đế lót chuẩn mỹ EVA/IXPE. Giúp hấp thụ âm thanh và chống ồn, mang đến cảm giác êm ái mỗi khi bước chân lên sàn.
Sàn gỗ công nghiệp bao gồm 4 lớp chính:
- Lớp phủ bề mặt: Đây là lớp bảo vệ bề mặt của sàn. Giúp chống trầy xước và đảm bảo độ bền.
- Lớp film hoa văn: Lớp này tạo ra các mẫu vân sắc độc đáo cho từng dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp.
- Lớp cốt gỗ: Lớp này được tạo thành từ bột sợi gỗ ép chịu áp suất cao. Với khả năng chống ẩm và chịu lực tốt.
- Lớp lót: Lớp này giúp giảm rung. Tạo cảm giác đi bước êm ái và ngăn ngừa thấm nước.
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa 2 loại sàn nằm ở lớp lõi. Sàn gỗ công nghiệp vẫn giữ nguyên cốt gỗ trong khi sàn đá công nghệ SPC có lớp lõi SPC. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt về tính năng sản phẩm.
Khả năng chống nước
Với sàn đá công nghệ SPC, khả năng chống nước là tuyệt đối với tỷ lệ 100%. Điều này được đảm bảo bởi thành phần đặc biệt không thấm nước và hệ thống hèm khóa tiên tiến.
Trái lại, dù sàn gỗ công nghiệp đã được cải thiện liên tục trong nhiều năm qua, ngay cả những dòng sàn gỗ công nghiệp cao cấp nhất cũng chỉ cam kết chống nước trong vòng 72 giờ, không thể tuyệt đối. Nguyên nhân chính nằm ở phần cốt gỗ của sàn gỗ công nghiệp. Dù có được xử lý tốt nhưng bản chất gỗ vẫn có khả năng thấm nước.
Khả năng chống mối mọt
Ngoài khả năng chống nước, sàn gỗ công nghiệp cũng phải đối mặt với mối mọt, một vấn đề luôn gây ám ảnh. Mối mọt có thể gây hư hại và phá hủy sàn gỗ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với sàn đá công nghệ SPC, thành phần chính là bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh. Là những thành phần mối mọt không thể xâm hại được.
Độ giãn nở co ngót, hở hèm
Mức độ dãn nở là yếu tố không thế bỏ qua khi so sánh sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp. Một trong những lý do chính khiến sàn gỗ công nghiệp bị cong vênh, hở hèm là do sự giãn nở và co ngót của vật liệu trong điều kiện thời tiết biến đổi, đặc biệt là ở Việt Nam với sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa.
Tuy nhiên, với sàn đá công nghệ SPC, vấn đề này đã được khắc phục. Sản phẩm được cấu tạo chủ yếu từ bột đá, có đặc tính giãn nở rất thấp. Do đó, bạn không cần lo lắng về hiện tượng co ngót, cong vênh của sàn mà hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Khả năng cách âm
Sàn gỗ công nghiệp thường không có khả năng hấp thụ tiếng ồn tốt. Tạo ra những âm thanh rỗng và có thể gây ra những âm thanh khó chịu sau một thời gian sử dụng. Để giảm tiếng ồn và mang lại sự êm ái cho bước đi, thường cần phải thêm lớp đệm cao su vào quy trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp.
Tuy nhiên, với sàn đá công nghệ SPC, sản phẩm đã được cải tiến với việc tích hợp sẵn lớp đế lót trên tấm ván sàn. Lớp đế lót EVA/IXPE chuẩn Mỹ có chức năng tiêu âm và giảm tiếng ồn một cách hiệu quả. Đồng thời mang lại cảm giác bước đi êm ái.
Giá thành
Sàn gỗ công nghiệp và sàn đá spc có mức giá tương đương trong phân khúc trung và cao cấp.
Độ an toàn
Đánh giá độ an toàn của sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa dựa trên tỷ lệ thải formaldehyde. Khi mua sàn, quan trọng là chú ý đến các chứng nhận và thông số an toàn như tiêu chuẩn E0, E1, chứng nhận FloorScore, GreenGuard… Bởi không phải tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa đáp ứng được các chỉ số an toàn này.
Với sàn đá công nghệ SPC, bạn hoàn toàn yên tâm về việc lắp đặt. Sản phẩm đã đạt được các chứng nhận quốc tế như FloorScore, GreenGuard Gold, CE… Và được khách hàng tại Mỹ, châu Âu tin dùng.
Vệ sinh và bảo dưỡng
Việc vệ sinh sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp rất đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng các công cụ như chổi, máy hút bụi và khăn lau ẩm. Đa số các dòng sàn này đã được trang bị lớp chống xước và lớp phủ UV để ngăn chặn việc bám bẩn.
Để sàn luôn sạch đẹp và bền lâu, hãy lưu ý lau sạch nước và vết bẩn ngay khi xuất hiện. Ngoài ra, tránh để ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp xuống sàn trong thời gian dài. Vì điều này có thể làm mất màu sàn.
Đánh giá các tính năng của 2 loại sàn
Các tiêu chí | Sàn đá công nghệ SPC | Sàn gỗ công nghiệp |
So sánh và đánh khả năng chống nước của sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp | Tuyệt đối | Trung bình – Khá |
Chống mối mọt | Tuyệt đối | Trung bình – Khá |
Độ giãn nở, co ngót | Rất thấp | Cao |
Tính ổn định | Chống giãn nở và cong vênh | Sàn dễ bị cong vênh khi thấm nước |
Chống xước | Khá – tốt | Khá – tốt |
Khả năng cách âm | Tốt | Trung bình – khá |
Độ dày | 4.5 – 6.5mm | 8 – 14mm |
Vệ sinh | Dễ dàng | Dễ dàng |
So sánh tính năng chống trơn trượt của sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp | Rất tốt | Trung bình – khá |
Độ bền | Cao | Cao |
Độ an toàn | Không chứa Formaldehyde | Có chất keo kết dính gây hại cho người sử dụng |
Tính thẩm mỹ | Sàn gỗ sở hữu hoa văn tinh tế với công nghệ cán vân nổi trên bề mặt sàn. | Mẫu mã đa dạng, đẹp |
Lắp đặt | Có hệ thống hèm khóa nên việc lắp đặt dễ dàng | Đa số hiện nay đều sử dụng công nghệ hèm khóa |
Dựa trên việc so sánh sàn đá SPC và sàn gỗ công nghiệp, bạn có thể đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp nhất. Sàn đá SPC được đánh giá cao về khả năng chống nước, độ bền và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Nó là một lựa chọn lý tưởng cho những khu vực có môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước, và mang lại sự thẩm mỹ cao cấp cho không gian sống.