So sánh sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa

Với sự phát triển của công nghệ, sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa đã trở thành những lựa chọn phổ biến với sự đa dạng về màu sắc và họa tiết. Mang lại sự tự nhiên và sang trọng cho không gian nội thất. Tuy nhiên, cả hai loại sàn này có những điểm khác biệt quan trọng mà bạn nên xem xét trước khi quyết định lựa chọn cho ngôi nhà hoặc dự án của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi phân tích và so sánh sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa. Với thông tin chi tiết và khách quan, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định thông minh và đảm bảo lựa chọn sàn phù hợp nhất cho không gian của mình.

Sàn đá công nghệ SPC là gì?

Sàn đá SPC là vật liệu xây dựng được tạo thành từ bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC. Với cấu trúc gồm 5 lớp:

  • Lớp đế lót, được làm từ cao su có độ dày phổ biến từ 1mm đến 2mm. Đóng vai trò quan trọng trong việc làm phẳng mặt nền, giảm tiếng ồn và tạo sự chắc chắn khi di chuyển trên sàn.
  • Lớp cốt ván sàn là lớp chính của sàn, được tạo thành từ 70% bột đá CaCO3, 30% nhựa nguyên sinh PVC và các phụ gia hóa dẻo khác. Với phần cấu tạo này giúp vật liệu sàn SPC trở nên vô định, kháng nước, cứng cáp.
  • Lớp film hoa văn trang trí được in bằng công nghệ in 3D với độ phân giải 4K. Đây có thể coi như “linh hồn” của sản phẩm. Tạo nên các bề mặt tinh tế, với màu sắc và hoa văn sống động.
  • Lớp film chống xước đảm bảo bề mặt sàn không bị trầy xước, không bay màu. Tránh trơn trượt và mài mòn.
  • Lớp sơn phủ UV đóng vai trò bảo vệ, cung cấp một lớp bảo vệ bề mặt sàn đá SPC. Đồng thời giúp việc vệ sinh sàn dễ dàng và nhanh chóng.

Sàn đá công nghệ SPC là gì?

Sàn nhựa là gì?

Sàn nhựa là thuật ngữ chung được sử dụng trên thị trường hiện nay để chỉ các sản phẩm ván sàn có thành phần từ nhựa. Đa số các sản phẩm sàn nhựa trên thị trường thực tế là loại sàn nhựa PVC dán keo. Với cấu trúc chính gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp sơn UV: Đây là lớp phủ trên cùng, có tác dụng làm cho bề mặt cứng và gia tăng độ bền. Nó cũng giúp cho việc vệ sinh trở nên thuận tiện hơn.
  • Lớp chống xước: Lớp này được thiết kế để chống mài mòn, trơn trượt và tránh việc mất màu.
  • Lớp giấy trang trí: Tương tự như sàn SPC, lớp giấy trang trí này mô phỏng màu sắc và bề mặt của gỗ tự nhiên.
  • Lớp cốt ván sàn: Lớp này chủ yếu được tạo thành từ nhựa PVC.
  • Lớp đế lót: Đây là lớp chủ yếu được tạo thành từ nhựa PVC. Được gắn kết với sàn bằng keo dính.

So sánh sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa

Có thể thấy rằng cả sàn SPC và sàn nhựa có cấu trúc gần tương đồng với 5 lớp. Tuy nhiên, cũng có những khác biệt chính quan trọng như sau:

So sánh thành phần cấu tạo của sàn đá công nghệ spc và sàn nhựa

Sàn đá SPC được tạo thành từ bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh. Trong khi đó, sàn nhựa PVC chủ yếu làm từ nhựa. Cấu trúc hỗn hợp đá nhựa trong sàn đá SPC mang lại độ chịu lực và tải trọng cao. Đồng thời tăng độ bền và đảm bảo tính trơ.

Tính an toàn khi sử dụng

Sàn đá SPC không chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi như formaldehyde, phthalate… Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng.

Trái lại, các loại sàn nhựa dán keo khác không sử dụng hệ thống hèm khóa mà sử dụng keo để dán các tấm ván với nhau. Trong keo dán gỗ, sẽ tồn tại lượng phát thải formaldehyde. Đối với các sản phẩm sàn nhựa trôi nổi không rõ nguồn gốc, lượng phát thải này có thể vượt quá ngưỡng an toàn thông thường. Một số loại sàn nhựa rẻ tiền cũng có thể được làm từ nhựa tái chế. Không đảm bảo an toàn như nhựa nguyên sinh.

Các tính năng

Sàn nhựa được thiết kế với nhiều vân gỗ đa dạng. Sử dụng chất liệu PVC không thấm nước và có khả năng kháng khuẩn tốt. Điều này giúp sàn nhựa có khả năng chịu lực tốt và giảm tiếng ồn hiệu quả. Đồng thời, sàn nhựa cũng có độ đàn hồi cao, giúp đảm bảo độ bền khi gặp tác động mạnh.

Trong khi đó, sàn nhựa SPC có khả năng chống nước 100% và kháng ẩm cũng như mối mọt tốt. Lớp vân gỗ trên sàn SPC mang lại vẻ đẹp tự nhiên và tinh tế. Đồng thời giữ được màu sắc và độ bóng lâu dài. Nhờ lớp bảo vệ và lõi SPC dày, sàn SPC có khả năng chống bong tróc và độ bền cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần lo lắng về mùi hôi khi sàn nhà bị ngập nước.

So sánh các tính năng của sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa

So sánh tuổi thọ của sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa

Tuổi thọ của sàn nhựa thường khoảng 15 năm. Trong khi sàn nhựa SPC có tuổi thọ dài hơn, khoảng 20 năm. Điều này đồng nghĩa với việc sàn nhựa SPC có khả năng chống mài mòn. Giúp duy trì độ bền lâu hơn trong quãng thời gian sử dụng.

So sánh mức giá của sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa

Khi xem xét về giá thành, chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa sàn nhựa và sàn SPC. Giá sàn đá công nghệ SPC thông thường sẽ cao hơn so với sàn nhựa. Tuy giá thành cao hơn, sàn nhựa SPC lại mang lại những lợi ích vượt trội. Đáng đầu tư cho không gian sống lâu dài.

Quá trình thi công

Khi so sánh về quy trình thi công giữa sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt. Sàn nhựa được dán keo trực tiếp lên bề mặt nền nhà. Điều này đồng nghĩa với việc việc di chuyển, tháo lắp sẽ ảnh hưởng đến bề mặt nền. Có thể gây hỏng hoặc làm hỏng sàn.

Ngược lại, sàn nhựa SPC được thiết kế với công nghệ sàn khóa thông minh. Người dùng có thể tự lắp đặt hoặc tháo rời các tấm sàn mà không lo ảnh hưởng tới bề mặt nền nhà. Điều này rất tiện lợi và linh hoạt. Đặc biệt, khi một tấm sàn bị hỏng, bạn chỉ cần tháo ra và thay thế bằng một tấm mới. Không cần phải tháo gỡ toàn bộ sàn.

Ứng dụng sàn đá công nghệ SPC hiện nay

Với những ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực tốt, khả năng chống nước, không bị giãn nở, cong vênh hay bị tác động của mối mọt, sàn đá SPC được áp dụng rộng rãi trong nhiều công trình, bao gồm cả các công trình ngoài trời.

Đối với các căn nhà, lựa chọn sàn đá SPC với độ mài mòn AC3 là lựa chọn hợp lý. Với mật độ đi lại không quá lớn trong nhà, các loại ván sàn AC3 có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, đối với các quán café, nhà hàng, trung tâm thương mại với cường độ đi lại lớn hơn, người dùng nên chọn sàn đá SPC có lớp chống xước có độ dày từ 0,5mm trở lên, tương đương với độ mài mòn AC3 hoặc AC4, AC5.

Việc lựa chọn đúng loại sàn đá SPC phù hợp với mức độ sử dụng và yêu cầu của từng công trình sẽ đảm bảo được tính bền vững và hiệu quả sử dụng lâu dài.

Ứng dụng sàn đá công nghệ SPC hiện nay 

Đơn vị cung cấp sàn đá SPC chất lượng, uy tín

Khi bạn quan tâm đến việc mua sàn đá công nghệ SPC chất lượng, SEPITECH là một trong những địa chỉ đáng tin cậy. Với kinh nghiệm và uy tín trong ngành, SEPITECH cam kết cung cấp sản phẩm sàn đá SPC chất lượng cao và đa dạng. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

Với việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sàn đá SPC của SEPITECH mang lại những ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực cao, chống nước và kháng mối mọt. Sàn đá SPC còn được thiết kế với lớp vân gỗ tự nhiên tinh tế. Tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho không gian. Ngoài ra, việc lắp đặt sàn đá SPC từ SEPITECH cũng rất thuận tiện và linh hoạt. Giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thi công.

Với những lợi ích trên, SEPITECH là lựa chọn tin cậy để mua sàn đá công nghệ SPC chất lượng. Hãy đến SEPITECH để trải nghiệm sự chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình và chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Tổng kết

Trong quá trình so sánh sàn đá công nghệ SPC và sàn nhựa, chúng ta đã thấy rõ những điểm khác biệt và ưu điểm đáng chú ý của cả hai loại sàn. Sàn đá công nghệ SPC được đánh giá cao với tính năng chịu lực tốt, khả năng chống nước và mối mọt, cùng với độ bền cao và khả năng tái sử dụng. Mặt khác sàn nhựa đa dạng về màu sắc và họa tiết. Giúp mang lại sự thẩm mỹ và linh hoạt cho không gian.

Dù là sàn đá công nghệ SPC hay sàn nhựa, cả hai đều mang lại sự lựa chọn tốt và giải pháp thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc. Quyết định cuối cùng về việc lựa chọn sàn nên được dựa trên nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án. Hy vọng rằng những thông tin mà SEPITECH đã cung cấp có thể giúp bạn chọn sàn phù hợp và tận hưởng không gian sống và làm việc thật đẹp và tiện nghi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *